Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Lật lại hồ sơ giầy cao gót – “thủ phạm” đốn tim phái đẹp.


Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một đôi giày cao gót đẹp sẽ mang bạn đến những nơi đẹp hơn”. Nhưng bạn có bao giờ lộn ngược dòng thời gian để biết giầy cao gót đến từ đâu?

Giầy cao gót vẫn không ngừng làm khuynh đảo thế giới giầy dép của phái đẹp. Nó được coi là biểu tượng thời trang dành riêng cho nữ giới. Nhưng thật bất ngờ là sự ra đời của nó lại phục vụ cho mục đích của phái mạnh.

Hàng thế kỷ trước, giày cao gót là loại giày dành cho phái mạnh, và chúng không được làm để đi mà chỉ để cưỡi ngựa. Người ta chế ra kiểu giày có phần gót nhọn này giúp các kỵ binh dễ dàng trụ vững trên bàn đạp, từ đó lấy thế bắn cung chính xác hơn. Đây là kiểu giày rất phổ biến ở vương quốc Ba Tư (nay là Iran).

Giầy cao gót xưa dành cho đàn ông

Công cụ khẳng định vị thế, cấp bậc xã hội.

Năm 1599, đức vua Ba Tư cử người sang Nga, Đức và Tây Ban Nha để mở rộng bang giao, vô tình phổ biến văn hóa nước này. Những đôi giày mang phong cách Ba Tư nhanh chóng được các quý tộc nơi đây tiếp nhận. Họ mang giày cao gót như một cách để chứng tỏ sự mạnh mẽ và địa vị xã hội. Khi các tầng lớp thấp hơn bắt chước mang kiểu giày này, các nhà quý tộc bèn tăng chiều cao của giày để tách biệt hẳn với dân thường.

Đại diện cho kiểu cách xa hoa của thời kỳ này chính là hoàng đế Louis XIV nước Pháp. Ông chỉ cao có 1,63m nên lại càng cực kỳ ưa chuộng những đôi giày cao gót. Giày của đức vua có gót cao đến 10cm, được trang trí công phu với họa hình khung cảnh các trận chiến. Gót giày luôn luôn màu đỏ, sử dụng kỹ thuật nhuộm đắt tiền.

Hoàng đế Louis XIV Pháp rất chuộng giầy cao gót

Tới đầu thế kỉ 17, giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của đàn ông giàu có.

Phương tiện rạch rõ ranh giới của định kiến giới tính.

Lúc mới ra đời, giầy cao gót hiển nhiên được coi là dành riêng cho đàn ông. Nhưng phụ nữ thời kỳ thập niên 1630 đã mạnh mẽ đứng lên để đòi lại sự công bằng cho phái yếu bằng cách mặc những phục trang, phụ kiện mà chỉ đàn ông thời đó mới được dùng.

Đầu thế kỷ XVIII, người ta bắt đầu chú trọng đến giáo dục, học vấn hơn là chạy theo những thứ xa hoa phù phiếm. Phụ nữ bị cho là yếu đuối, ủy mị và giày cao gót bị gán chung với định kiến đó. Đến năm 1740 đàn ông ngừng hẳn việc mang kiểu giày này vì cho rằng chúng trông “đàn bà” và ngớ ngẩn. Sau cuộc cách mạng Pháp, giày cao gót cũng biến mất trên đôi chân phái đẹp.

Vòng quay xuất hiện – biến mất đầy trắc trở.

Suy cho cùng, giầy cao gót cũng là một xu hướng thời trang. Có lúc lên đỉnh hào quang, có lúc thoái trào, biến mất.

Tuy nhiên, thời trang là một vòng quay, không có cái gì mất đi vĩnh viễn. Giày cao gót quay trở lại vào giữa thế kỷ XIX và do công của các nhiếp ảnh gia ảnh khỏa thân. Họ cho những người mẫu mang giày cao gót để tôn lên đường cong nữ tính.

Biểu tượng thời trang làm say lòng nữ giới


Đôi giầy cao gót thời trang hiện nay

Sau bao thăng trầm, giầy cao gót vẫn được duy trì và đổi mới cho phù hợp hơn với xu thế. Có nhiều biến thể của giầy cao gót sau này cũng làm siêu lòng các quý cô không kém: giầy boots... Các thương hiệu giầy nổi tiếng cũng thi nhau chạy đua để cho ra mắt những mẫu giầy chiều lòng các cô nàng khó tính nhất, điển hình cho giầy cao gót hàng hiệu là: giầy cao gót đế đỏ Christian Louboutin, Dolce&Gabbana...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét